Nghiệp vụ bảo vệ hiện nay đang ngày càng mở rộng nhằm đảm bảo an ninh trật tự cho khu vực cũng như bảo vệ tài sản, sinh mạng cho cá nhân, cơ quan đang sử dụng nghiệp vụ bảo vệ. Lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp ngày càng được nâng cao về tay nghề, kỹ thuật và những tác phong cần thiết để trở thành một nghiệp vụ bảo vệ chuyên nghiệp. Vậy những kiến thức cần biết về nghiệp vụ bảo vệ là gì, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài viết nhé.
Nghiệp vụ bảo vệ chuyên nghiệp là gì?
Đây là hoạt động của một tổ chức, pháp nhân sử dụng các lực lượng cũng như phương tiện, công cụ hỗ trợ để đảm bảo an ninh khu vực hay bảo vệ tính mạng, tài sản cho cá nhân, cơ quan, tổ chức sử dụng dịch vụ bảo vệ, góp phần giữ gìn trật tự, an ninh xã hội.
Người thuộc lực lượng của tổ chức, pháp nhân trên có hai dạng là nhân viên bảo vệ và vệ sĩ. Đối với nhân viên bảo vệ, đây là người có nhiệm vụ bảo vệ, được tuyển chọn theo đủ điều kiện cũng như tiêu chuẩn nhất định theo quy định. Nhân viên bảo vệ phải có nghiệp vụ bảo vệ tốt và thường có chức năng giám sát, quyền hạn hoạt động trong khu vực hoạt động bảo vệ. Thông thường, lực lượng này thường là người bảo vệ các cơ quan, đơn vị, trông coi, quản lý tài sản của pháp nhân hay các sự kiện.
Trong khi đó, vệ sĩ lại là nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp, hoạt động của họ thường hướng về một cá nhân, con người cụ thể. Chức năng chính của người vệ sĩ thông thường sẽ là đảm bảo tính mạng, tài sản của thân chủ thuê dịch vụ bảo vệ.
===> Thông tin chi tiết vui lòng xem tại: Hai mặt của nghề bảo vệ mà bạn chưa biết
Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo vệ:
- Biện pháp hành chính
- Biện pháp quần chúng
- Biện pháp tuần tra, canh gác
Người thuộc lực lượng bảo vệ cần thực hiện nghiêm chỉnh những việc làm sau khi đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ:
- Tiến hành công khai, minh bạch khi làm nhiệm vụ bảo vệ.
- Biết chịu trách nhiệm trước cấp trên, người đứng đầu cơ quan, đơn vị khi có những vướng mắc xảy ra.
- Luôn có tinh thần hỗ trợ lẫn nhau trong các nhiệm vụ chung, đặt lên hàng đầu lợi ích và mục đích chung.
- Sẵn sàng đối phó với các đối tượng có hành vi xấu, có lòng dũng cảm cũng như phải nỗ lực hết mình để hoàn thành nhiệm vụ, không ngại khó khăn.
- Phải luôn thực hiện đúng theo quy trình đã được huấn luyện trước đó, tuy nhiên, phải linh động trong nhiều tình huống xảy ra.
- Luôn phải giữ liên lạc, cập nhật thông tin kịp thời với cấp trên, không tự ý thực hiện những hành động ngoài chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của một nghiệp vụ bảo vệ.
- Biết cộng tác tích cực với cơ quan công an, người có chức trách đối với các vấn đề an ninh, trật tự, phòng chống cháy nổ, thiên tai, lũ lụt.
Với tất cả những nguyên tắc trên, mục đích cuối cùng của người làm nghiệp vụ bảo vệ là phải đảm bảo an ninh, trật tự cho các hoạt động ở khu vực, địa bàn cơ quan, đơn vị sử dụng lực lượng bảo vệ luôn trong trại thái bình thường, không có những bất trắc xảy ra, cũng như tính mạng, tài sản của cá nhân được đảm bảo.
Nếu bạn đang quan tâm về nghiệp vụ bảo vệ cũng như có nhu cầu sử dụng lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp, hãy đến các trung tâm huấn luyện, đào tạo bảo vệ chuyên nghiệp để được tư vấn, đào tạo kỹ càng hơn nhé.